Monday, September 12, 2022

Bài 3: Muốn bao nhiêu là đủ?

Ở bài 2 trước đó, chúng ta đã trao đổi về 3 xu hướng nền tảng thúc đẩy nhu cầu mong muốn của con người ngày một nhiều hơn. Nếu bạn chợt nhận ra bản thân mình đang bị vướng vào vòng xoay khổng lồ này, thì đây chưa hẳng là lỗi của bạn. Khả năng cao đó lại là lỗi của sự tiến hoá, sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại nói chung. Dĩ nhiên, văn minh cũng có những mặt trái của nó mà đúng không!

Nhận ra điều đó là một điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có những chuẩn mực để chỉ ra: Mong muốn bao nhiêu là đủ? Lấy ví dụ đơn giản nhất như hoạt động hút thuốc, uống rượu bia đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng càng ít càng tốt cho sức khoẻ, hay nói khác hơn những hoạt động này không làm gì hết là đủ (một số người đang hút thuốc hoặc uống rượu bia vẫn còn viện dẫn giá trị kết nối bạn bè, hoặc tốt cho tiêu hoá đối với rượu bia ở một chừng mực nhất định, lý lẻ này thiên về việc biện hộ cho hành vi hơn là đúng bản chất vì để đạt được 2 mục tiêu trên chúng ta hoàn toàn có những phương pháp khác hiệu quả hơn rất nhiều). 

Nhưng sẽ tương đối phức tạp hơn để trả lời ăn bao nhiêu là đủ vì dĩ nhiên “không ăn” là trường hợp cực đoạn tác động tiêu cực hơn tới sự tồn tại, còn “ăn quá mức” cũng tạo ra những căng bệnh về dạ dày và chứng béo phì về sau này. Vấn đề cũng tương tự ở trường hợp kiếm bao nhiêu tiền là đủ? Cập nhật thông tin nào, bao nhiêu thông tin là đủ? Có bao nhiêu bạn bè là đủ? Suy nghĩ bao nhiêu là đủ?

Rõ ràng câu hỏi đang dẫn chúng ta đi đúng hướng, nhưng việc trả lời cho ra lẻ lại cần một mức độ lượng hoá các nhu cầu trong cuộc sống cụ thể hơn. Và ngay cả có lượng hoá được những khái niệm trừu tượng như “lượng suy nghĩ” thì chúng ta vẫn vấp phải việc chia ra vô số ngữ cảnh cụ thể để đánh giá mức độ phù hợp riêng biệt. Học sinh thiểu học cần lượng suy nghĩ như thế nào so với một người về hưu? Và đi xa hơn, suy nghĩ đó nên là những suy nghĩ loại nào nữa sau khi đã xác định lượng suy nghĩ phù hợp cho lứa tuổi cụ thể? Phân tích như vậy để bạn thấy câu hỏi: “Bao nhiêu là đủ?” Là một câu hỏi chưa rõ nghĩa vì nó hầu như không thể có được một hoặc một số câu trả lời đúng được.

Nếu xét về lượng làm cho vấn đề trở nên phức tạp, vậy chúng ta hãy xét về chất. Nghĩa là thay vì hỏi “bao nhiêu là đủ?”, thì có thể thay thế bằng “Như thế nào là đủ?”. Chúng ta chỉ hướng tới những quy luật tổng thể nhất để ở từng trường hợp khác nhau mỗi chúng ta đều có thể trả lời được giới hạn mong muốn của mình nên ở đâu là tối ưu nhất. Hãy bắt đầu từ tháp nhu cầu nỗi tiếng của Maslow để nói về những nhu cầu căng bản của mỗi con người:

Ở trên là 5 nhóm nhu cầu cơ bản mà một con người cần có để phát triển tự thân, cũng như phát triển trong các mối quan hệ xã hội. 2 nhu cầu ở đáy tháp là nền tảng để con người tồn tại được, một người được ăn uống, ngủ nghỉ, bảo vệ an toàn thì hoàn toàn có thể tồn tại được, nhưng tình yêu thương, sự đồng cảm, lòng tôn trọng, lòng tự hào tự tôn lại phải đến từ những tầng cao hơn. Rõ ràng ăn ngon là nhu cầu sinh lý căn bản, nhưng ăn ở nơi sang trọng tốn kém lại mang nặng nhu cầu được kính trọng và thế hiện bản thân nhiều hơn. Kiếm tiền vừa đủ chỉ đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ, an toàn, nhưng kiếm tiền thật nhiều lại thoả mãn được nhu cầu mở rộng mối quan hệ, có được sự kính trọng và thế hiện sự tài giỏi của bản thân. Thói quen kết giao bạn bè rộng rãi cũng có thể nhìn theo hướng đấy.

Như vậy có lẻ những nhu cầu như “nhu cầu kết nối”, “nhu cầu được tôn trọng”, “nhu cầu thể hiện bản thân” là những nhu cầu làm cho con người vượt ra ngoài những nhu cầu cơ bản và đi ra ngoài mức độ cần thiết. Nói như vậy không có nghĩa là những nhu cầu cấp cao này không cần thiết trong cuộc sống, ngược lại, chính những nhu cầu này tạo cho con người chúng ta bản tính của loài người đúng nghĩa. Và chính bản tính xã hội của con người đã tạo ra các nhu cầu vượt ngoài những nhu cầu cơ bản mà chỉ cần thiết ở phần con. Vì vậy có lẻ việc trả lời câu hỏi “như thế nào là đủ?”, nên được được trọng tâm vào câu hỏi “nhu cầu gắn kết, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu thể hiện bản thân quan trọng tới mức độ nào?”. Đây sẽ là chủ đề chính được trao đổi trong bài tiếp theo.

No comments:

Post a Comment

Bài 6: Sự sống và sự chết

Một sự thật rõ ràng nhất trong cuộc đời này mà ai cũng nhìn thấy được đó là: Sự sống và sự chết. Tôi dùng cụm từ “sự chết” để nhấn mạnh tầm ...